CỐP PHA THÉP DẦM

Dầm thường đổ bê tông đồng thời với sàn, do đó cốp pha dầm thường được cấu tạo và lắp dựng đồng thời với cốp pha sàn.
Cốp pha dầm gồm có cốp pha thành dầm và cốp pha đáy dầm.
Cốp pha thành dầm có cấu tạo và tính toán chịu lực như cốp pha thành móng, khi dầm có chiều cao nhỏ thường bố trí hệ khung đỡ theo cấu tạo và phù hợp với khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm. Khi dầm có chiều cao lớn, cần được cấu tạo theo tính toán và phù hợp với khả năng chịu lực của cốp pha. Ngoài hệ khung đỡ người ta có thể sử dụng các thanh văng ngang, dây néo...
Cốp pha đáy dầm được đỡ bởi hệ thanh ngang và cột chống đáy dầm, khoảng cách giữa các cột chống đáy dầm phải được tính toán chính xác đảm bảo khả năng chịu lực và không vượt quá độ võng cho phép của cốp pha đáy dầm.

Thi công cốp pha dầm:
- Cốp pha dầm có dạng hộp dài, được ghép bởi hai mảng ván thành và một mảng ván đáy, ván đáy đặt lọt vào giữa hai ván thành, chiều dày của ván đáy là 2-3cm, chiều dày của ván thành 2-3cm, mặt trên ván thành bằng mặt bêtông.
- Thi công cốp pha dầm phải tạo độ vồng 3/1000 nhịp của dầm.
- Có thể chống giữ ván thành bằng gông mặt, thanh chống xiên bên ngoài, hoặc néo bằng dây thép kết hợp với những thanh văng chống tạm bên trong, tùy theo chiều cao của dầm.
- Để đảm bảo cây chống vững chắc, không lún, người ta đặt cây chống trên những tấm ván lót dày 2-3cm, những tấm ván này đặt trên mặt phẳng ổn định, ở giữa ván lót và chân cây chống có nêm điều chỉnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

CỐP PHA THÉP là một thành viên của Tổng kho cốp pha © 2014